Điều trị ung thư gan tổng hợp thông tin các phương pháp mới nhất


1.1 Phẫu thuật cắt gan

Nếu bệnh nhân không có tiền sử xơ gan, bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật cắt gan vì đây là phương pháp điều trị có tỷ lệ tử vong khá thấp và thời gian sống dài sau mổ đạt 50 – 60%. Với những bệnh nhân có tiền sử xơ gan, bác sĩ sẽ phải xác định tới những yếu tố bệnh để giảm thiểu nguy cơ suy giảm chức năng gan trước khi quyết định có nên phẫu thuật cắt gan hay không. Thông thường, cắt thùy phải của gan có nguy cơ suy chức năng gan cao hơn so với cắt thùy trái.

A. Phương pháp Lortat – Jacob: tách các mạch máu cuống gan và trên gan rồi cắt gan. Nhược điểm của phương pháp này là thực hiện khó khăn, mất thời gian và gây mất nhiều máu.

B. Phương pháp Tôn Thất Tùng: cắt gan bằng cầm máu và thắt đường mật trong nhu mô gan sau khi bóp nhu mô gan bằng tay. Trong khi cắt, cuống gan được cầm máu tạm thời.

C. Phương pháp Bismuth: kết hợp ưu điểm của hai phương pháp trên, đó là phẫu tách các thành phần của cuống Glisson ngoài gan như kỹ thuật Lortat – Jacob nhưng không thắt trước mà chỉ cặp lại để kiểm soát tình trạng chảy máu. Sau đó, bác sĩ cắt nhu mô gan và kiểm soát cuống Glisson, tĩnh mạch gan trong nhu mô gan như kỹ thuật Tôn Thất Tùng.

Trong phẫu thuật cắt gan điều trị ung thư gan có thể sử dụng dao siêu âm. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như giảm mất máu trong phẫu thuật, ít tổn thương các tổ chức lành hơn so với phương pháp bóp nhu mô gan bằng tay, có thể loại bỏ các khối u xâm lấn vào phúc mạc bằng cách phá vỡ và hút ra ngoài, bảo tồn tối đa phần gan lành, giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong sau phẫu thuật.

1.2 Thắt động mạch gan

Là phương pháp điều trị tạm thời, được chỉ định cho các trường hợp không còn khả năng cắt gan. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ thắt riêng động mạch gan hoặc thắt toàn bộ các mạch máu tới gan để giảm lượng máu động mạch nuôi dưỡng tổ chức ung thư gan. Phương pháp điều trị này sẽ gây hoại tử ở trung tâm khối u, giúp giảm đau và làm khối u thu nhỏ lại. Tỷ lệ sống trên 6 tháng ở bệnh nhân ung thư gan sau thắt động mạch gan là khoảng 28%.

1.3. Ghép gan

Ghép gan là phương pháp sử dụng gan được hiến của người khỏe cho bệnh nhân ung thư gan. Đây là lựa chọn tốt nhất trong điều trị ung thư gan nguyên phát và có xơ gan mất bù. Phương pháp này được chỉ định cho bệnh nhân ung thư gan có khối u kích thước dưới 5cm và không có quá 3 khối u kích thước trên 3cm, khối u chưa xâm lấn mạch máu. Thời gian sống thêm của bệnh nhân ghép gan là trên 4 năm và tỷ lệ sống thêm mà không tái phát ung thư đạt tới 85 – 92%. Tuy nhiên, ghép gan là một đại phẫu tồn tại nhiều rủi ro

1.1 Hóa trị toàn thân 

Hóa trị liệu toàn thân là hình thức đưa thuốc vào cơ thể người bệnh thông qua đường tiêm tĩnh mạch (IV) hoặc đường uống. Thuốc sau khi được đưa vào cơ thể sẽ đi vào trong máu và đến toàn bộ các cơ quan. Do đó, phương pháp này rất hữu ích cho các trường hợp ung thư gan đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể. 

Đối với trường hợp hóa trị qua đường tiêm tĩnh mạch (IV), bệnh nhân sẽ được đặt một ống thông vào trong hệ thống tĩnh mạch trung tâm nhằm đưa thuốc hóa trị vào cơ thể. Ống thông này có tên gọi là đường truyền tĩnh mạch trung tâm (CVC). Công dụng chính của chúng là đưa thuốc, chất lỏng hoặc các chất dinh dưỡng vào máu của người bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể dùng chúng để lấy mẫu máu xét nghiệm. Các đường truyền thuốc khác có thể là đường truyền tĩnh mạch ngoại vi hoặc qua một dụng cụ gọi là buồng tiêm dưới da. 

1.2 Hóa trị nội động mạch gan 

Truyền hóa chất qua động mạch gan (HAIC) là kỹ thuật đưa trực tiếp thuốc vào động mạch gan nhằm đưa thuốc đến trực tiếp tại chỗ khối u. Phương pháp này cần phải thực hiện phẫu thuật để có thể đặt buồng tiêm dưới da bụng của người bệnh. Bác sĩ sẽ kết nối buồng tiêm với một ống thông nối với động mạch gan. Trong suốt quá trình thực hiện, bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân. Thuốc hóa trị được tiêm bằng kim xuyên qua da vào bể chứa của buồng tiêm, sau đó nó được phóng thích chậm và đều đặn vào động mạch gan. 

Các tế bào gan khỏe mạnh sẽ chuyển hóa hầu hết các thuốc hóa trị trước khi chúng có thể đi đến các phần còn lại của cơ thể. Do đó, mặc dù phương pháp này người bệnh được sử dụng liều thuốc hóa trị cao hơn so với hóa trị toàn thân nhưng nó không làm tăng các tác dụng phụ. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất cho HAIC là floxur… (FUDR), oxlipl… và cispl…. 

Kỹ thuật xạ trị nhắm vào các tế bào ung thư và có thể ảnh hưởng đến một số mô mềm lân cận. Tuy nhiên một số phương pháp xạ trị cải tiến hiện đại giúp nhắm mục tiêu chính xác hơn, hạn chế tối thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến cấu trúc mô khỏe mạnh. (3) 

Các xạ trị bao gồm: 

Xạ trị định vị lập thể (SBRT): xạ trị suất liều lớn với độ chính xác cao nhắm trực tiếp vào khối u bằng chùm tia, hạn chế ảnh hưởng đến các cơ quan gần gan khỏi tia bức xạ. 

Xạ trị bằng hướng dẫn của hình ảnh IGRT: sử dụng hình ảnh để quan sát khối u trong khi đang chiếu xạ. Điều này giúp tăng độ chính xác, tiêu diệt tối đa tế bào ung thư trong quá trình xạ trị. 

Xạ trị proton: sử dụng các dòng proton (các hạt nhỏ mang điện tích dương) đến khối u, giảm thiểu ảnh hưởng đến các mô khỏe mạnh gần đó. Phương pháp được đánh giá hiệu quả điều trị thành công cao, ít ảnh hưởng đến cơ thể hơn."

Cấy ghép gan là một thủ thuật mà các bác sĩ sẽ sử dụng lá gan khỏe mạnh để thay thế cho gan đã bị ung thư. Ban đầu các bác sĩ sẽ tách lá gan gốc ra khỏi cơ thể và thay lá gan khỏe mạnh vào vị trí ban đầu của lá gan gốc. Một ca cấy ghép gan rất phức tạp, yêu cầu nhiều bác sĩ và phải là những người có kinh nghiệm, có chuyên môn tốt. Một ca phẫu thuật ghép gan có thể kéo dài từ 4 – 18 giờ đồng hồ. 

Điều trị bệnh ung thư gan bằng phương pháp ghép gan là như thế nào? 

Tuy rằng cấy ghép gan được đánh giá là mang lại hiệu quả điều trị bệnh tích cực. Vậy nhưng không phải bất kỳ ai cũng được chỉ định thực hiện thủ thuật này. Thông thường bác sĩ chỉ định cấy ghép gan cho những trường hợp sau: 

- Bệnh nhân đáp ứng được các điều kiện về sức khỏe. 

- Không mắc các bệnh lý khác như bệnh tim, bệnh phổi nghiêm trọng khác. 

- Bệnh nhân có 1 khối u dưới 5cm, có không quá 3 khối u gan nhỏ hơn 3cm. 

- Được tiên đoán có khả năng sống sót cao sau phẫu thuật và nguy cơ xảy ra biến chứng thấp. 

- Cơ thể đáp ứng được khả năng sử dụng các loại thuốc chống thải ghép.

Ung thư phổi di căn gan có thể gây đau do căng tức bao gan, vàng da vàng mắt do chèn ép gây tắc nghẽn đường mật. Ngoài ra, ung thư phổi di căn gan còn cản trở các chức năng bình thường của gan gây ra nhiều triệu chứng như mệt mỏi, sụt cân, xuất huyết, báng bụng…

Những phương pháp điều trị ung thư phổi di căn gan

Nhiều bệnh nhân lo lắng rằng ung thư phổi di căn có chữa được không? Thật không may, bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối hay di căn thường không thể chữa khỏi. Mục đích điều trị ung thư phổi di căn gan chủ yếu là giảm nhẹ triệu chứng, làm chậm sự phát triển của khối u và cải thiện chất lượng cuộc sống, cũng như kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

Điều trị ung thư phổi di căn gan giúp giảm nhẹ triệu chứng bao gồm thuốc hoặc liệu pháp giảm đau và tiến hành rút dịch ổ bụng nếu có cổ trướng gây triệu chứng khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Bệnh nhân cũng có thể được cung cấp liệu pháp hóa trị, xạ trị. Các phương pháp này nhằm giúp giảm đau, thu nhỏ kích thước khối u.

Liệu pháp nhắm trúng đích, tùy thuộc vào từng loại đột biến sẽ có loại thuốc phù hợp, tuy nhiên giá thành còn khá đắt, chưa phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của đa phần các bệnh nhân.

Bác sĩ sẽ xem xét cẩn thận về trường hợp cụ thể để tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất. Bác sĩ điều trị ung thư phổi có thể trao đổi với bạn về các lựa chọn điều trị cũng như những rủi ro và tác dụng phụ có thể gặp phải, để bạn quyết định phương pháp phù hợp.

Tìm hiểu về phác đồ chữa trị ung thư gan 

Để điều trị ung thư gan hiệu quả thì người bệnh cần tìm được phác đồ chữa trị ung thư gan hiệu quả, trúng đích. Dưới đây là những phương pháp điều trị ung thư gan phổ biến hiện nay và phác đồ điều trị ung thư gan người bệnh cần biết. 

1.1 Phẫu thuật chữa trị bệnh ung thư gan hiệu quả trong giai đoạn đầu 

Đây là phương pháp cắt bỏ một phần gan chứa ung thư, trong giai đoạn đầu phẫu thuật có thể đem lại cơ hội sống rất cao. 

Hiện nay phẫu thuật ung thư gan được chia thành 2 loại: 

– Phẫu thuật loại bỏ một phần gan: áp dụng trong trường hợp bệnh nhân có sức khỏe tốt, khối u còn nhỏ, không phát triển tới các mạch máu chính và gan còn lại có thể đảm bảo chức năng. 

– Phương pháp cấy ghép gan: áp dụng khi có gan hiến tặng phù hợp với người bệnh, khối u không thể loại bỏ bởi vị trí hoặc sức khỏe bệnh nhân yếu. 

1.2 Liệu pháp bóc tách khối u 

Bóc tách khối u là loại bỏ khối u mà không cần loại bỏ gan tương ứng, thường được áp dụng với bệnh nhân có khối u nhỏ hay đang trong quá trình chờ cấy ghép. 

Những phương pháp thường được áp dụng bao gồm: sóng vô tuyến, dùng cồn, dùng vi sóng hoặc làm đông tế bào. 

1.3 Liệu pháp thuyên tắc động mạch 

Liệu pháp này làm tắc động mạch mang dinh dưỡng đến nuôi khối u khiến chúng bị phá hủy. 

Tuy nhiên phương pháp này không áp dụng đối với bệnh nhân bị ung thư bởi viêm gan, xơ gan hay các bệnh lý về gan khác. 

Những phương hướng điều trị liệu pháp thuyên tắc động mạch gan gồm: 

– Thuyên tắc động mạch xuyên: Đưa ống thông qua vết cắt ở đùi đén động mạch gan. sau đó bơm các hạt nhỏ vào để ngăn đường đi của máu đến gan thông qua động mạch. 

– Hoá trị liệu thuyên tắc: Bơm hóa chất vào khối u nhờ ống thông tới động mạch. Các loại hóa chất sẽ bít động mạch, ngăn chặn nguồn cung cấp oxy và nguồn dinh dưỡng tới khối u khiến chúng dần bị hoại tử. 

– Cấy vi cầu phóng xạ Y – 90: Tiêm các hạt nhỏ có đồng vị phóng xạ Y – 90 vào động mạch gan dẫn tới thuyên tắc mạch kết hợp với xạ trị trong một thời gian. 

1.4 Liệu pháp chữa trị nhắm trúng đích 

Sử dụng một số loại thuốc có thể làm thay đổi tế bào gây ung thư và xâm nhập đồng thời vào máu và đi đến các cơ quan trong cơ thể. 

1.5 Chữa trị bệnh ung thư gan hiệu quả với xạ trị 

Dùng các tia phóng xạ năng lượng cao chiếu đến cơ thể nơi có khối u để làm chúng tiêu biến. 

Những tác dụng phụ không mong muốn của phương pháp này có thể gặp phải là: bong tróc da, rộp da, ói mửa, nôn, thiếu máu, mệt mỏi… 

Đa số đối với ung thư gan, bác sĩ thường chỉ định xạ trị theo cách cấy cầu phóng xạ. 

1.6 Liệu pháp miễn dịch 

Hệ miễn dịch có thể bảo vệ tế bào khỏe mạnh không bị tấn công bởi khối u, kiểm soát và tấn công khối u ung thư khiến chúng biến mất. Phương pháp này sẽ thúc đầy hệ miễn dịch phát triển mạnh mẽ, sàng lọc phát hiện và tiêu diệt khối u. 

1.6 Hóa trị 

Sử dụng thuốc có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư gan với 2 hướng điều trị như sau: 

– Hóa trị toàn thân 

– Hóa trị động mạch gan.

Những câu hỏi thường gặp về ung thư gan 

Ung thư gan thuộc nhóm bệnh có tỷ lệ mắc cao tại Việt Nam, bên cạnh các nguồn thông tin được đăng tải trên internet, hẳn người bệnh sẽ còn nhiều thắc mắc về căn bệnh này như cách khả năng điều trị khỏi, điều trị nhu thế nào với từng tình trạng, thời gian sống sau khi phát hiện bệnh,… mà vẫn chưa được giải đáp. Vì vậy dưới đây là phần giải đáp các câu hỏi thắc mắc mà bệnh viện thương gặp về căn bệnh này 

1. Tôi có thể sống được bao lâu nếu tôi bị ung thư gan ? 

Tùy theo bạn được phát hiện ung thư sớm hay muộn và bạn được điểu trị như thế nào. 

Nếu phát hiện sớm khi khối u kích thước nhỏ 2-3 cm, thì bạn có thể được điểu trị hết bệnh hẳn, sống hơn 5 năm . (có khoảng 20-30% các trường hợp) 

Nếu u phát hiện muộn hơn, kích thước to 4-5 cm hoặc nhiều u hơn, chỉ còn phương pháp điểu trị tạm thời – không triệt căn, sống khoảng 1.5-2 năm (có khoảng 50% các trường hợp) 

Nếu u phát hiện rất muộn tức ung thư đã di căn ra ngoài gan hay khi gan bị suy do u to hay do xơ thì chỉ còn điều trị tạm bợ nâng đỡ, thời gian sống khoảng 6 tháng – 1 năm. 

Vì vậy bạn có thể điều trị khỏi bệnh gan hoàn toàn nếu phát hiện bệnh sớm 

2. Làm thế nào để có thể phát hiện sớm ung thư gan? 

May mắn là chúng ta hoàn toàn có thể phát hiện sớm ung thư gan bằng tầm soát thường quy chỉ bảng siêu âm – siêu âm chuyên biệt về gan – và xét nghiệm máu. 

Những bệnh nhân khi mắc bệnh Viêm gan B hay C thuộc nhóm nguy cơ cao phải tầm soát mỗi 6 tháng khi hơn 40 tuổi. 

Những bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ rất cao khi bắt đầu có dấu xơ gan hay đã mắc ung thư gan rồi thì phải tấm soát mỗi 3 tháng. 

Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên siêu âm hay xét nghiệm máu thì các Bác sĩ sẽ hội chẩn chỉ định cho bạn làm các kỹ thuật cao hơn như CT hay MRI bụng. 

Vì lý do ung thư gan phát triển nhanh và âm thầm nên chỉ khi được tầm soát đều đặn và thường xuyên chúng ta mới phát hiện sớm và điều trị khỏi bệnh. 

3. Ung thư gan có thể điều trị khỏi không ? 

Các ung thư gan giai đoạn sớm và rất sớm có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng các phương pháp điều trị triệt để như phẫu thuật cắt gan, hủy u gan băng MWA hay RFA, hoặc cao cấp hơn là ghép gan. 

Một lưu ý quan trọng là mặc dù các u gan giai đoạn sớm có thể được điều trị hoàn toàn triệt để rồi, nhưng phần gan xơ hay viêm còn lại vẫn có thể là môi trường xấu để ung thư gan mới hình thành, do vậy bệnh nhân vẫn phải tiếp tục chương trình tầm soát tìm u. 

4. Các phương pháp nào có thể điều trị ung thư gan triệt để ? 

Tùy theo mức độ tiến triển, cũng như đặc điểm của u gan mà sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp như: 

Hủy u gan bằng sóng cao tần RFA hay vi sóng MWA. Áp dụng cho điều trị các ung thư gan giai đoạn rất sớm khi kích thước tối đa 3-4 cm. Bệnh nhân được cho ngủ nhẹ và gây tê tại chỗ vùng ngực, bác sĩ sẽ dùng 1 cây kim kích thước như ruột bút bi có nối với máy phát sóng cao tầng (RFA hoặc MWA) đâm qua thành ngực đến thẳng khối u. 

Sóng RFA, MWA sẽ sinh ra nhiệt (80-90 độ) ở đầu kim lan tỏa ra xung quanh đốt và hủy u này đi. Phương pháp này khá nhẹ nhàng ít đau, bệnh nhân nằm viện ngắn, ít tốn kém, triệt để nhưng 1 số vị trí u không thể áp dụng phương pháp này. 

Khi u gan kích thước to hơn 4-5 cm nhưng vẫn còn khu trú 1 phần ở gan, không đốt được bằng RFA thì có thể xem xét phẫu thuật. 

Phẫu thuật mở hay nội soi sẽ cắt bỏ 1 phần gan kèm theo khối u, thời gian nằm viện sẽ kéo dài hơn, vết mổ đau hơn, chức năng gan phải tốt để bảo đảm hoạt động bù trừ cho phần gan mất đi. Tốn kém nhiều hơn. 

Khi ung thư gan phát triển nhiều u chưa di căn ra ngoài gan, có người cho 1 phần gan thích hợp, bệnh nhân có điều kiện tài chính tốt có thể được tư vấn ghép gan: tức là cắt bỏ phần gan ung thư thay vào đó phần gan được hiến tặng. Quá trình theo dõi và điều trị sau thải ghép cũng khó khăn phức tạp. 

Tóm lại : Với y học tiến bộ hiện nay u gan phát hiện càng sớm càng dễ trị, chi phí tốn kém thấp , hiệu quả cao. 

5. Khi không còn điều trị triệt để được thì ung thư gan sẽ đượcđiều trị như thế nào? 

Những ung thư gan phát triển kéo dài , vượt qua giai đoạn sớm tức là u lớn hơn hay có nhiều u hơn thì không còn khả năng điều trị triệt để. Các bệnh nhân này chỉ còn những phương pháp điều trị tạm thời để u giảm phát triển, giảm đau, giảm biến chứng để kéo dài thêm cuộc sống. 

Phương pháp nút tắc động mạch nuôi khối u gan bằng hóa chất hay các hạt vi cầu kèm theo hóa chất diệt tế bào ung thư (TACE) giúp cho u bị hoại tử và không phát triển thêm nữa. 

Có thể thực hiện việc tắc mạch vài lần đến khi u không còn dấu hiệu hoạt động nữa, nhưng về lâu dài sự tăng sinh tự nhiên các tiểu động mạch nuôi u gan có thể làm ung thư tái phát trở lại. Thường TACE giúp bệnh nhân sẽ sống thêm được 1,5 – 2 năm nữa. 

Khi u phát triền xa hơn nữa như xâm lấn vào các tĩnh mạch gan, các hạch xung quanh hay các cơ quan khác thì chỉ còn phương pháp hóa trị liệu toàn thân, liệu pháp trúng đích hay miễn dịch…có thể giúp bệnh nhân kéo dài cuộc sống hơn nếu chức năng gan bệnh nhân còn tốt. Tiên lượng sống khoảng 1 năm. 

Khi u chiếm hơn 50% diện tích gan, di căn nhiều cơ quan, hoặc có biểu hiện suy yếu rồi thì chỉ còn liệu pháp điều trị giảm nhẹ, hỗ trọ chức năng gan, giảm đau…tiên lượng sống còn khoảng 3 tháng. 

Tóm lại nhiều phương pháp có thể giúp bệnh nhân sống kéo dài hơn, tăng chất lượng cuộc sống, khi u đã vượt qua giai đoạn sớ. 

6. Phương pháp nút động mạch gan ? 

U gan phát triển nhanh do lấy nguồn dinh dưỡng từ động mạch gan, nếu cắt nguồn cung cấp này thì u sẽ bị chết hoại tử và không phát triển thêm được. Phương pháp cắt nguồn nuôi u phối hợp diệt u bằng hóa chất hiện còn gọi TACE là phương pháp quy chuẩn trong điều trị ung thư khu trú vùng. 

Bệnh nhân được thực hiện trong phòng X quang can thiệp (DSA), tiền mê ngủ nhẹ 

Bác sĩ sẽ đặt 1 ống thông mỏng vào động mạch vùng bẹn bệnh nhân, luồn lên đến động mạch gan, chất cản quang được bơm vào ống để nhận diện trên màn hình X quang động mạch nuôi u. 

Bác sĩ sẽ bơm hóa chất dạng dầu hay các hạt vi cầu nhựa để làm tắc các mạch máu nảy, kết hợp với bơm thêm hóa chất diệt tế bào ung thư đến tận khối u. 

Thời gian can thiệp từ 45-60 phút, bệnh nhân nằm viện 1 ngày 

Phương pháp khá an toàn, ít biến chứng, bênh nhân cảm giác đau bụng trên, sốt nhẹ khoảng 1 tuần. Có thể thực hiện 1 lần hay vài lần nếu u còn hoạt động hay xuất hiện u mới mà chức năng gan còn tốt. 

7. Ai có nguy cơ bị ung thư gan? 

Ung thư gan thường là biến chứng của tình trạng viêm gan mạn tính (diễn tiến bệnh âm thầm trong nhiều năm) do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là viêm gan virus B, viêm gan virus C, viêm gan do rượu. 

Ngoài ra, tình trạng gan nhiễm mỡ với tăng men gan kéo dài (sau hàng chục năm) cũng có thể dẫn tới ung thư gan nhưng ít gặp hơn. Một số loại hóa chất, độc tố (ví dụ Aflat… là độc tố do nấm Aspergi… thường có ở hạt ngũ cốc để lâu ngày bị mốc) có thể gây ra ung thư gan. 

8. Ở độ tuổi nào có thể mắc ung thư gan? 

Theo thống kê của Hội Ung thư Hoa Kỳ, độ tuổi trung bình của người bệnh khi được chẩn đoán ung thư gan là 63. Khoảng hơn 95% người được chẩn đoán ở độ tuổi từ 45 trở lên. Khoảng 3% người được chẩn đoán bệnh trong độ tuổi 35-44, còn 2% bệnh nhân trẻ hơn 25 tuổi. 

9. Có phải người bị xơ gan dễ bị ung thư gan hơn hay không? 

Xơ gan là hệ quả của tình trạng tổn thương viêm gan lâu ngày, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bị xơ gan có nguy cơ bị ung thư gan cao hơn những người chưa bị xơ gan. Do đó, những người đã được chẩn đoán xơ gan cần được làm các xét nghiệm tầm soát ung thư gan định kì (mỗi 3-6 tháng). 

10.Triệu chứng của ung thư gan? 

Ung thư gan ở giai đoạn sớm thường không biểu hiện triệu chứng. Ở giai đoạn muộn, khi khối u đã lớn thì một số bệnh nhân mới bắt đầu có những biểu hiện như đau vùng dưới sườn phải, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân… 

11. Vì sao cần tầm soát ung thư gan? 

Như đã đề cập, ung thư gan thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Theo một thống kê tại khoa U gan của Bệnh viện Chợ Rẫy, khoảng 50% số bệnh nhân khi phát hiện ung thư gan thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, ít có khả năng can thiệp điều trị hiệu quả. 

Vì vậy, những bệnh nhân viêm gan B mạn, viêm gan C mạn, hoặc xơ gan (do bất cứ nguyên nhân nào) đều phải được tầm soát ung thư gan định kì ở cơ sở y tế để phát hiện ung thư gan khi còn sớm. 

Nếu ung thư gan được phát hiện ở giai đoạn còn sớm thì điều trị rất hiệu quả. 

12.Làm thế nào để chẩn đoán ung thư gan? 

Siêu âm bụng là phương pháp thường được dùng để tầm soát phát hiện ung thư gan. Đây là phương pháp rẻ tiền, không tốn nhiều thời gian thực hiện, không xâm lấn và có thể làm nhiều lần mà không gây hại. 

Nếu siêu âm phát hiện một vùng tổn thương nghi ngờ u gan, tiếp theo có thể sử dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng bụng để có thể đánh giá chính xác hơn. Các khối ung thư gan thường có đặc điểm hình ảnh khá đặc trưng, nhờ đó, các phương pháp chụp CT hoặc MRI có thể giúp chẩn đoán ung thư gan khá chính xác. 

13.Ung thư gan nguyên phát HCC là gì? 

Ung thư gan nguyên phát là bệnh ung thư bắt nguồn từ các tế bào phát triển bất thường tại gan hình thành nên khối u ác tính. Ung thư gan nguyên phát HCC là một dạng ung thư gan phổ biến, chiếm tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất trong số tất cả các dạng ung thư gan nguyên phát. HCC là tên gọi viết tắt của Hepatocellular carcinoma có nghĩa là ung thư biểu mô tế bào gan. Do đó ung thư gan HCC nguyên phát còn được hiểu là ung thư biểu mô tế bào gan. 

14. Yếu tố nào gây ra ung thư biểu mô tế bào gan? 

Xơ gan là nguyên nhân phổ biến dẫn đến ung thư biểu mô tế bào gan. Có khoảng 80% bệnh nhân mắc ung thư gan HCC có biểu hiện của xơ gan. 

Ngày càng có nhiều trường hợp bệnh nhân mắc ung thư biểu mô tế bào gan ở những người có tình trạng bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). 

Bệnh viêm gan B, C khi đã chuyển sang giai đoạn mạn tính cũng là hai yếu tố nguy cơ rất cao dẫn đến ung thư biểu mô tế bào gan. Có đến khoảng 70% bệnh nhân tại Việt Nam mắc ung thư gan HCC do virus viêm gan B gây ra, và 7% do virus viêm gan C gây ra. 

Ngoài ra cũng có nhiều yếu tố thuận lợi khác làm gia tăng nguy cơ tiến triển thành ung thư gan biểu mô tế bào như: Hút thuốc, mắc bệnh béo phì, tiểu đường type 2, sử dụng rượu bia quá mức. 

Nếu bạn đang mắc bất kỳ bệnh nào hoặc có bất kỳ tình trạng nào kể trên, nên tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được sàng lọc ung thư gan và được tư vấn sức khỏe để giảm nguy cơ tiến triển thành ung thư trong tương lai. 

14. Các triệu chứng của ung thư biểu mô tế bào gan là gì? 

Nhiều tình trạng bệnh có triệu chứng giống với ung thư biểu mô tế bào gan. Vậy nên có một hoặc nhiều triệu chứng không có nghĩa là bạn mắc ung thư gan. Do đó cách tốt nhất để xác định được các dấu hiệu hoặc triệu chứng của mình có phải là ung thư gan không là bạn nên thăm khám, trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa. 

Các triệu chứng của ung thư gan nguyên phát HCC bao gồm: 

– Nhận thấy cơ thể giảm cân nhanh mà không cần cố gắng giảm. 

– Cảm thấy bản thân nhanh no sau khi ăn một bữa nhỏ, chán ăn, buồn nôn 

– Bạn có thể nhận thấy đầy bụng, sưng bụng hoặc cảm nhận thấy khối u ở dưới xương sườn bên phải. Đây có thể là do gan của bạn bị to ra. 

– Bạn cũng có thể nhận thấy đầy bụng, sưng bụng ở dưới xương sườn bên trái. Đây có thể là dấu hiệu của lá lách to ra. 

– Có triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, đau gần bả vai phải. 

– Ngứa ngáy da, mắt và da của bạn chuyển sang màu vàng, hoặc sạm da. 

13. Ung thư biểu mô tế bào gan có phải là dạng bệnh phát triển nhanh không? 

Ban đầu, ung thư biểu mô tế bào gan phát triển rất chậm. Có thể mất nhiều năm trước khi bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Mức độ tăng trưởng của ung thư biểu mô tế bào gan tăng tốc khi khối u ở giai đoạn tiến triển. 

14. Ung thư gan ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào? 

Theo thời gian, ung thư gan nguyên phát HCC có thể gây suy gan. Tuy nhiên, trước khi điều đó xảy ra, ung thư biểu mô tế bào gan có thể khiến gan của bạn không thể duy trì các chức năng quan trọng của cơ thể vốn có như: 

– Phân giải và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể con người. 

– Chuyển hóa chất dinh dưỡng thành các chất cần thiết cho cơ thể, lưu trữ và đưa chúng đến các tế bào khi cần thiết. 

– Hỗ trợ máu lưu thông, sản xuất các chất giúp máu đông và loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng. 

1. Ai có nguy cơ bị ung thư gan? 

Những người có khả năng sẽ mắc ung thư gan thường là những người có biến chứng của tình trạng viêm gan mạn tính (diễn tiến bệnh âm thầm trong nhiều năm) do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là viêm gan virus B, viêm gan virus C, viêm gan do rượu, xơ gan… 

Ngoài ra, tình trạng gan nhiễm mỡ với tăng men gan kéo dài (sau hàng chục năm) cũng có thể dẫn tới ung thư gan nhưng ít gặp hơn. Một số loại hóa chất, độc tố (ví dụ Aflatoxin là độc tố do nấm Aspergillus flavus thường có ở hạt ngũ cốc để lâu ngày bị mốc) có thể gây ra ung thư gan. 

2. Ở độ tuổi nào có thể mắc ung thư gan? 

Theo thống kê của Hội Ung thư Hoa Kỳ, độ tuổi trung bình của người bệnh khi được chẩn đoán ung thư gan là 63. Khoảng hơn 95% người được chẩn đoán ở độ tuổi từ 45 trở lên. Khoảng 3% người được chẩn đoán bệnh trong độ tuổi 35-44, còn 2% bệnh nhân trẻ hơn 25 tuổi. 

3. Có phải người bị xơ gan dễ bị ung thư gan hơn hay không? 

Xơ gan là hệ quả của tình trạng tổn thương viêm gan lâu ngày, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bị xơ gan có nguy cơ bị ung thư gan cao hơn những người chưa bị xơ gan. Do đó, những người đã được chẩn đoán xơ gan cần được làm các xét nghiệm tầm soát ung thư gan định kì (mỗi 3-6 tháng). 

4. Làm thế nào để chẩn đoán ung thư gan? 

Siêu âm bụng là phương pháp thường được dùng để tầm soát phát hiện ung thư gan. Đây là phương pháp rẻ tiền, không tốn nhiều thời gian thực hiện, không xâm lấn và có thể làm nhiều lần mà không gây hại. 

Nếu siêu âm phát hiện một vùng tổn thương nghi ngờ u gan, tiếp theo có thể sử dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng bụng để có thể đánh giá chính xác hơn. Các khối ung thư gan thường có đặc điểm hình ảnh khá đặc trưng, nhờ đó, các phương pháp chụp CT hoặc MRI có thể giúp chẩn đoán ung thư gan khá chính xác. 

5. Bệnh ung thư gan có di truyền không? 

Theo bác sĩ, ung thư gan là nhóm bệnh lý có chủ yếu phát sinh ở người lớn, nhất là những đối tượng trong độ tuổi trung niên trở lên. Đồng thời, nguy cơ mắc bệnh ở nam giới thường cao hơn nữ giới khoảng 7 - 8 lần. Vậy bệnh ung thư gan có di truyền không? Khá nhiều người cho rằng tình trạng ung thư ở gan có khả năng lây nhiễm từ ba mẹ sang con theo yếu tố di truyền. Tuy nhiên, đây lại là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Sự di truyền nếu có ở người mẹ gây ra cho con chỉ là virus gây bệnh.Tỷ lệ di truyền của bệnh ung thư gan khá thấp 

Virus gây bệnh gan hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu đứa trẻ được tiêm vacxin phòng bệnh ngay sau khi chào đời. Những trường hợp mắc bệnh ung thư gan liên quan đến yếu tố di truyền thường rất ít và chiếm khoảng 10% số ca bệnh. Mặt khác, những đối tượng được chẩn đoán mắc bệnh ở độ tuổi từ 50 tuổi trở đi thì khả năng di truyền thường không đáng kể. Tuy nhiên, mọi người vẫn không nên chủ quan vì nguy cơ bị ung thư gan ở những đối tượng có người thân mắc bệnh thường cao hơn. 

6. Các nguyên nhân gây bệnh ung thư gan 

Xơ gan: có khoảng 80% bệnh nhân bị ung thư gan trên bệnh nền xơ gan. Trong đó, những yếu tố gây xơ gan và tiến triển thành ung thư gan có thể kể đến gồm: viêm gan B hoặc C, xơ gan do lạm dụng rượu - bia, xơ gan do nhiễm sắt,... Một số trường hợp vẫn có khả năng bị ung thư gan mặc dù tình trạng viêm gan B hoặc C hoàn toàn chưa diễn tiến thành xơ gan. 

Hóa chất độc hại: những đối tượng làm việc hoặc sinh sống ở môi trường có chứa các loại hóa chất độc hại đối với gan thường dễ mắc bệnh. Trong đó, môi trường làm việc dễ bị độc tố xâm nhập cơ thể nhất là phòng thử nghiệm hạt nhân, phòng thí nghiệm,… 

Lạm dụng thuốc trong thời gian dài: thuốc nếu sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến u tuyến (Adenoma) trong gan. Trong khi đó, tình trạng này thường tạo điều kiện thuận lợi để quá trình tiến triển HCC diễn ra nhanh hơn. 

Chất Aflat… của nấm Aspergillus: Chất Aflat… được biết đến là một loại độc tố vi nấm có thể gây ung thư gan và thường tồn tại trong một số thực phẩm bị ẩm mốc do không được bảo quản trong môi trường phù hợp. Điển hình như môi trường ẩm thấp hoặc quá nóng khiến thực phẩm dễ sinh ra nấm. Một số thực phẩm bị mốc thường chứa chất Aflat…. là lạc, đậu. 

7. Triệu chứng của ung thư gan? 

Ung thư gan ở giai đoạn sớm thường không biểu hiện triệu chứng. Ở giai đoạn muộn, khi khối u đã lớn thì một số bệnh nhân mới bắt đầu có những biểu hiện như đau vùng dưới sườn phải, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân… 

- Về triệu chứng thực thể: Gan to hơn, khi chạm bằng tay có thể cảm nhận được bờ gan nằm ở dưới bờ sườn. 

- Về triệu chứng cơ năng: Phần lớn các bệnh nhân đều nhận thấy cơ thể xuất hiện một vài triệu chứng cơ năng dưới đây: 

Mắt và da bị vàng: tình trạng vàng mắt thường thể hiện rõ rệt ở phần củng mạc mắt. Đồng thời, sắc da cũng có biểu hiện vàng hơn, nhất là khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng. Triệu chứng này nảy sinh do khối u khiến đường mật bị tắc nghẽn. Điều này cũng gây ra hiện tượng muối mật trào ngược vào các xoang gan rồi xâm lấn dần vào máu và tiếp tục lắng đọng tại da. 

Cân nặng giảm: theo kết quả khảo sát cho thấy có khoảng 30 - 50 % bệnh nhân mắc bệnh ung thư gan có hiện tượng sụt cân vì dịch mật không được bài xuất xuống ruột nên khả năng tiêu hóa cũng bị rối loạn. 

Đau bụng ở vị trí của gan: ở giai đoạn đầu cơn đau thường không thể hiện rõ rệt nhưng càng về sau mức độ và tần suất đau bụng ngày một nhiều hơn do tình trạng tắc mật gây ra. 

8. Tôi có thể sống được bao lâu nếu tôi bị ung thư gan ? 

Tùy theo bạn được phát hiện ung thư sớm hay muộn và bạn được điểu trị như thế nào. 

Nếu phát hiện sớm khi khối u kích thước nhỏ 2-3 cm, thì bạn có thể được điểu trị hết bệnh hẳn, sống hơn 5 năm . (có khoảng 20-30% các trường hợp) 

Nếu u phát hiện muộn hơn, kích thước to 4-5 cm hoặc nhiều u hơn, chỉ còn phương pháp điểu trị tạm thời – không triệt căn, sống khoảng 1.5-2 năm (có khoảng 50% các trường hợp) 

Nếu u phát hiện rất muộn tức ung thư đã di căn ra ngoài gan hay khi gan bị suy do u to hay do xơ thì chỉ còn điều trị tạm bợ nâng đỡ, thời gian sống khoảng 6 tháng – 1 năm. 

tìm u. 

9. Các phương pháp nào có thể điều trị ung thư gan triệt để ? 

Tùy theo mức độ tiến triển, cũng như đặc điểm của u gan mà sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp như: 

Hủy u gan bằng sóng cao tần RFA hay vi sóng MWA. 

Áp dụng cho điều trị các ung thư gan giai đoạn rất sớm khi kích thước tối đa 3-4 cm. Bệnh nhân được cho ngủ nhẹ và gây tê tại chỗ vùng ngực, bác sĩ sẽ dùng 1 cây kim kích thước như ruột bút bi có nối với máy phát sóng cao tầng (RFA hoặc MWA) đâm qua thành ngực đến thẳng khối u. 

Sóng RFA, MWA sẽ sinh ra nhiệt (80-90 độ) ở đầu kim lan tỏa ra xung quanh đốt và hủy u này đi. Phương pháp này khá nhẹ nhàng ít đau, bệnh nhân nằm viện ngắn, ít tốn kém, triệt để nhưng 1 số vị trí u không thể áp dụng phương pháp này. 

Khi u gan kích thước to hơn 4-5 cm nhưng vẫn còn khu trú 1 phần ở gan, không đốt được bằng RFA thì có thể xem xét phẫu thuật. 

Phẫu thuật mở hay nội soi sẽ cắt bỏ 1 phần gan kèm theo khối u 

Khi ung thư gan phát triển nhiều u chưa di căn ra ngoài gan, có người cho 1 phần gan thích hợp, bệnh nhân có điều kiện tài chính tốt có thể được tư vấn ghép gan: tức là cắt bỏ phần gan ung thư thay vào đó phần gan được hiến tặng. Quá trình theo dõi và điều trị sau thải ghép cũng khó khăn phức tạp. 

Những ung thư gan phát triển kéo dài , vượt qua giai đoạn sớm tức là u lớn hơn hay có nhiều u hơn thì không còn khả năng điều trị triệt để. Các bệnh nhân này chỉ còn những phương pháp điều trị tạm thời để u giảm phát triển, giảm đau, giảm biến chứng để kéo dài thêm cuộc sống. 

Phương pháp nút tắc động mạch: 

Việc nuôi khối u gan bằng hóa chất hay các hạt vi cầu kèm theo hóa chất diệt tế bào ung thư (TACE) giúp cho u bị hoại tử và không phát triển thêm nữa. 

Có thể thực hiện việc tắc mạch vài lần đến khi u không còn dấu hiệu hoạt động nữa, nhưng về lâu dài sự tăng sinh tự nhiên các tiểu động mạch nuôi u gan có thể làm ung thư tái phát trở lại. Thường TACE giúp bệnh nhân sẽ sống thêm được 1,5 – 2 năm nữa. 

Phương pháp đích 

Khi u phát triền xa hơn nữa như xâm lấn vào các tĩnh mạch gan, các hạch xung quanh hay các cơ quan khác thì chỉ còn phương pháp hóa trị liệu toàn thân, liệu pháp trúng đích hay miễn dịch…có thể giúp bệnh nhân kéo dài cuộc sống hơn nếu chức năng gan bệnh nhân còn tốt. Tiên lượng sống khoảng 1 năm. 

Khi u chiếm hơn 50% diện tích gan, di căn nhiều cơ quan, hoặc có biểu hiện suy yếu rồi thì chỉ còn liệu pháp điều trị giảm nhẹ, hỗ trọ chức năng gan, giảm đau…tiên lượng sống còn khoảng 3 tháng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bệnh ung thư gan và những điều cần biết về điều trị và chăm sóc người ung thư gan

Tiến bộ điều trị ung thư gan từ các bệnh viện và trung tâm đầu ngành mới nhất